Tháng Mười thắm sắc Mân Côi
Kính mừng Mẹ Đức Chúa Trời hiển vinh
Hoa lòng thắm sắc Đức tin
Xin dâng kính Mẹ Đồng Trinh từng ngày.
Tràng hạt Mân Côi phiên dịch từ chữ Latinh Rosarium, có nghĩa là vườn hoa hồng. Đây là những kinh Kính Mừng liên tiếp như vòng hoa hồng dâng kính Mẹ Maria. Theo truyền thống chuỗi kinh Mân Côi gồm 150 kinh Kính Mừng chia thành 15 chục suy niệm về các mầu nhiệm ghi lại trong Kinh Thánh và Thánh Truyền, gồm 5 mầu nhiệm Vui, Thương, và Mừng. Mỗi chục khởi đầu bằng kinh Lạy Cha và kết thúc bằng Kinh Sáng Danh. Tràng chuỗi Mân Côi là ba tràng chuỗi 50.
Người ta thường nói Thánh Đa Minh (1170-1221) sáng lập Dòng Đa Minh là người nghĩ ra kinh Mân Côi. Thật ra việc lần chuỗi Mân Côi có nguồn gốc rất xa xưa. Vào những thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội, các vị ẩn tu, đặc biệt những vị trong vùng sa mạc Ai Cập, có thói quen dùng những hạt cây hay những hòn sỏi nhỏ để đếm kinh. Những kinh họ quen đếm là kinh Lạy Cha. Tùy lòng sốt sắng, mỗi buổi sáng, họ quyết định số kinh sẽ đọc trong ngày và bỏ vào trong chiếc mũ lúp đeo lòng thòng sau lưng đủ số hạt cây hay hòn sỏi. Sau mỗi kinh Lạy Cha, họ cho tay vào túi mũ lúp lấy ra hạt cây hay một hạt sỏi bỏ đi.
Qua thời trung cổ, trong nhiều tu viện, nhất là ở Ái Nhĩ Lan, các tu sỹ có thói quen đọc 150 Thánh Vịnh vua David mỗi ngày trong giờ Kinh Phụng Vụ. Nhưng có nhiều thầy không biết đọc biết viết tiếng Latinh lại càng mù tịt. Họ vẫn tham gia giờ Kinh Phụng Vụ, nhưng chỉ đọc 150 kinh Lạy Cha để thay thế. Để đếm các kinh ấy, các thầy dòng dùng những hạt gỗ xâu vào nhau nhờ một sợi dây. Thánh Bênađô dùng cỗ tràng hạt bằng dây đó cho các thầy trợ sỹ tu viện Clairveaux do ngài thành lập, năm 1115. Họ gọi đây là tràng hạt kinh Lạy Cha.
Thế kỷ XII là thế kỷ khởi sắc của việc sùng kính Đức Mẹ. Giáo dân bắt chước các thầy đọc 150 kinh Kính Mừng thay vì 150 kinh Lạy Cha. Họ gọi lối đọc kinh này là đọc "sách Thánh Vịnh của Đức Mẹ.
Đầu thế kỷ XIII, thánh Đa Minh được sứ mệnh chống lại sự bành trướng của lạc giáo Albigens.
Theo tục truyền, năm 1213, gần Toulouse miền nam Pháp, Đức Mẹ đã hiện ra với Thánh Đa Minh dạy phải dùng hai phương tiện luân chuyển : giảng dạy và cầu nguyện đặc biệt là cầu kinh Mân Côi.
Thực ra, kinh Mân Côi chỉ là phần đầu "Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc hơn mọi người nữ và con lòng Bà gồm phúc lạ", lấy từ sự kiện tổng lãnh Thiên Thần Gabriel truyển tin cho Đức Mẹ và bà Elisabeth chúc mừng Mẹ trong cuộc thăm viếng như tường thuật trong Phúc Âm. Phần tên Chúa Giêsu trước "con lòng Bà gồm phúc lạ" là phần hai kinh Kính Mừng là "Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen", được thêm vào khoảng 1493.
Lúc đầu chuỗi kinh Kính Mừng không gồm việc suy niệm các mầu nhiệm về cuộc đời Chúa Giêsu. Khoảng từ 1410 đến 1439, một thầy dòng Carthusian tên Dominique ở Gologne, bên Đức, đề nghị tín hữu hãy đọc Thánh Vịnh Đức Mẹ theo một hình thức mới. Chỉ có 50 kinh Kính Mừng, trước mỗi kinh có phần suy niệm một đoạn Phúc Âm.
Ý tưởng này của thầy là thành công lớn và những sách Thánh Vịnh Đức Mẹ theo hình thức này được tăng lên trong thế kỷ 15. Các đoạn Phúc Âm dùng suy niệm trước mỗi kinh Kính Mừng rất nhiều có lúc lên đến khoảng 300 chỗ, tùy theo vùng và sự sốt sắng của người tín hữu.
Chân phước Alain de la Roche (1428-1478) dòng Đa Minh có công lớn trong việc cổ võ Thánh Vịnh Đức Mẹ mà lúc này được bắt đầu gọi "Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria" nhờ sự giảng dạy của ngài và các hội viên Mân Côi do ngài thành lập.
Năm 1521 cha Alberto da Castello cũng Dòng Đa Minh đã đơn giản đơn hóa kinh Mân Côi bằng cách chọn ra 15 đoạn Phúc Âm để suy niệm. Đến thời ĐTC Pio V (1566-1572) vốn là một giáo sỹ Đa Minh, ấn định hình thức chuỗi kinh Mân Côì như hiện nay qua sắc chỉ "Consueverunt Romani Pontifices" vào năm 1569. Chính Đức Pio V cũng khuyến khích và phát động việc lần chuỗi Mân Côi vào năm 1572 để đặc biệt cám ơn Mẹ Maria vì đã giúp đạo quân Thập Tự chiến thắng quân Hồi Giáo xâm lăng trong trận chiến Lepanto vào 7-1571. Ngài thiết lập trong lịch phụng vụ lễ Đức Mẹ Chiến Thắng vào 7-10-1573, sau này Đức Grégoire XIII đổi lại tên lễ Đức Mẹ Mân Côi mà Giáo Hội vẫn giữ cho đến nay. (ĐMHCG 196,11-2002)
Thế Hùng
Thế Hùng
sưu Tầm
Tối cuối tuần an lành và vui, hạnh phúc em nhé
Trả lờiXóahttp://i1258.photobucket.com/albums/ii537/thienthai78/thienthai78/aicon%20trang%20tri/anh%20trang%20tri/50.gif
XóaTặng anh nè